Binh khí Vịnh Xuân quyền

Lục điểm bán côn

Bài Lục điểm bán côn sử dụng cây côn (gậy) rất dài, thường bằng cao độ của người luyện tập cộng thêm phần cánh tay giơ cao (khoảng 2 thước rưỡi), có lẽ xuất xứ ban đầu cây sào chống thuyền của các môn đồ Hồng thuyền. Ở Việt Nam bài côn này có thể được tập với tề mi côn (côn ngắn đến lông mày). Theo Lương Đĩnh, bài Lục điểm bán côn có bảy thế côn căn bản là: Thương, Khuyên cái, Thiêu, Bát, Trửu, Đàn và Bán già.

Côn pháp tuy giới hạn về chiêu thức nhưng được hỗ trợ bởi nguyên tắc "tuỳ địch chi biến nhi biến" (tùy theo cái biến của địch mà biến đổi), "dĩ vô chiêu thắng hữu chiêu" (lấy không có chiêu thức để thắng có chiêu) và phương pháp niêm côn. Phương pháp niêm côn tương tự như niêm thủ, hai côn giao nhau chuyển động theo khuyên côn (xoay vòng), từ đó ta tìm hay tạo sơ hở, kiềm chế hay đánh rơi côn đối phương để tiến nhập tấn công bụng, ngực, cổ họng hay màng tai địch thủ bằng những thế tiêu long thương, bán già... Ngoài ra, cũng thường thấy tại các võ đường Vịnh Xuân song luyện "đao côn phối triển", với song đao (vũ khí ngắn) và trường côn (vũ khí dài) cùng được chiết chiêu, tập luyện, song đấu.

Bát trảm đao

Bát trảm đao

Tùy chi phái, cây đao sử dụng trong bài còn được gọi là Ngân Loan đao, Song tô, Trủy thủ hay Dao quai, và bài còn có tên gọi là Hồ điệp đao, Hồ điệp song đao hay Nhị tự song đao. Bài sử dụng loại đao ngắn cỡ trung bình, khoảng bằng độ dài cẳng tay người tập cộng với một bàn tay xòe thẳng (chuôi đao có thể nằm gọn trong lòng bàn tay, và lưỡi đao chập theo cẳng tay trong một số động tác của bài. Chuôi đao có một vòng thép tạo thành quai, ngoài chức năng bảo vệ tay cầm đao còn giúp loan đao linh hoạt.

Bài Bát trảm đao chia làm 8 đoạn (bát trảm) với mỗi đoạn là một thế đao chính. Theo Diệp Vấn, tám đoạn của bài là:

  1. Đao thức
  2. Lập trảm đao
  3. Than trảm đao
  4. Song canh đao
  5. Cổn bàng đao
  6. Nhất tự đao
  7. Vấn đao
  8. Quải đao

Tương tự côn pháp, đao pháp áp dụng nguyên tắc kiềm chế hay đánh rơi binh khí đối phương để nhập nội an toàn kết thúc trận đấu. Tương truyền, Diệp Vấn chỉ dạy bài Bát trảm đao cho bốn đệ tử. Tuy nhiên hiện nay nhiều bài đao khác nhau mang tên Bát trảm đao nên khó phân biết được bài nào được chân truyền từ Diệp Vấn.

Các binh khí khác

Các binh khí khác ít phổ biến hơn và chỉ được tập luyện hạn chế tại một số dòng phái gồm phi tiêu, trường kiếm, liễu diệp kiếm, tề mi côn,Trường Côn,Đoản Côn, thậm chí có cả đại đao.

Khi ông Nguyễn Tế Công truyền đao pháp cho ông Lục Viễn Khai tại miền Nam được gọi là "Ngân Loan Đao" và các đệ tử thường gọi là Song đao, tất cả đòn thế đều áp dụng trong bài quyền Tiểu Niệm Đầu (36 điểm thủ) phối hợp với Kiềm dương Mai Hoa bộ và Báo bộ; vì yếu lĩnh của đao pháp Vịnh Xuân này là để bổ sung để nối dài cho tay tức là quyền thủ được nối dài thêm. Hình ảnh của bộ song đao ngắn này cũng giống như những bộ song đao mà chúng ta thường gặp nơi các đội lân sư dùng để biểu diễn nhưng trong thực tế chiến đấu sống còn thì dao chặt thịt, chặt xương bất kể loại dao gì kể cả cây gổ 3 phân vuông ngắn cũng đều có thể đem sử dụng được hết; vì đâu có ai lại giắt cặp song đao trong người mà ra đường đâu. Trong luyện tập đao pháp này thì đệ tử sử dụng cây mây đường kính khoảng 2,5 cm dài khoảng 6 tấc trên đầu cây quấn khoảng 5 vòng ruột xe đạp để giảm bị tét thịt khi trúng đòn trong lúc tập luyện. Vì có áp dụng "đoản kình" nên khi gặp đối thủ biết Thần quyền đao kiếm chém không vô thì với đao pháp của Vịnh Xuân quyền này thì chém vô tuốt và vị Thần đang nhập xuất ra liền. Đao pháp này chỉ thấy ông Lục Viễn Khai truyền cho khoảng 5 người đệ tử mà thôi; ông cũng cho biết sử dụng thuần thục đao pháp này thì sẽ nâng cao uy lực của quyền cước nên khi ra quyền hay cước thì tốc độ nhanh và mạnh vô cùng trúng đòn là gục mặc dù là mục tiêu di động,vì trong giao đấu đâu có ai đứng chôn chân một chỗ cho mình đánh đâu.(năm 1977 tại quận 5 Thành phố Hồ Chí Minh ông Lục Viễn Khai cùng một người đệ tử đã học bộ đao pháp này cùng thị phạm cho một số đệ tử theo ông học khoảng 5 năm cho đến 10 năm cùng một số đồ tôn,đồ chắt; tất cả hỏi ông rằng:Sao ra đòn không thấy kịp. Ông trả lời rằng: Vì đây là "vô ảnh quyền và vô ảnh cước" như vậy thì thấy cả thầy và trò đều ra đòn nhanh như thế nào). Vịnh Xuân quyền khi đã học sâu sẽ thấy nó rất bá đạo,ra đòn rất tàn độc nên ông chỉ truyền cho vài đệ tử nhập thất mà thôi,đồng thời ông cũng nói rỏ ràng là người thầy truyền dạy Vịnh Xuân quyền chỉ có thể dạy 4 người trở lại mà thôi thì đệ tử mới sử dụng được trong giao đấu thực tế, nếu một lần truyền dạy từ vài chục người như các môn phái khác thì coi như vứt đi không thể giao đấu trong thực tế được cho dù học 10 năm 20 năm chỉ có thể đem ra múa may biểu diển trong các đoàn lân sư mà thôi.        Bộ đao pháp này cũng được tập với "mộc nhân trang" để tập đòn thế và luyện "đoản kình", đồng thời cũng coi như tập luyện phản xạ có điều kiện. Quá trình tập luyện rất gian khổ; cả thầy và trò đều bị tét thịt, dập tay chảy máu như cơm bữa mặc dù tập với nhau bằng cây mây đầu cây đã quấn mấy lớp ruột xe đạp nhưng lực phát ra vẫn làm tét thịt như chơi. Vì quá bá đạo nên ông chỉ truyền cho vài đệ tử có thể đếm trên đầu ngón tay và yêu cầu không phổ biến, mà chỉ truyền cho một hay hai người có tư cách đạo đức tốt để khỏi bị thất truyền.

nữ võ sư Lý Huỳnh Yến khoảng năm 1978 đã từng năn nỉ ông truyền cho bộ đao pháp này nhưng hình như chưa được học vì đến năm 1979 ông Lục Viễn Khai đã cưỡi hạc quy tiên.